Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Các Lễ Hội Lớn Ở Bắc Ninh

   Không một tỉnh thành nào trên dải đất hình chữ S đúng với bài thơ trên như Tỉnh Bắc Ninh. Một nơi tràn ngập lễ hội, lớn có bé có. Lễ hội đạt chuẩn quốc tế có, chuẩn quốc gia có, chuẩn làng cũng có luôn. 

   Đứng đầu trong danh sách lễ hội ở Bắc Ninh là Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng tại Thị trấn Lim - Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh. Một lễ hội đạt chuẩn quốc tế. Đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.


lien-anh-lien-c-quan-ho-bac-ninh

Liền Anh - Liền Chị quan họ Kinh Bắc

   Đã được kỷ lục Guinness ghi nhận là có số lượng liền anh, liền chị lớn nhất. Liền Chị với tà áo tứ thân, chiếc khăn mỏ quạ, Chiếc quần nái đen, chiếc nón quai thao, đã toát lên vẻ thướt tha, thùy mị của người con gái xứ Kinh Bắc. Liền Anh với áo dài, khăn xếp, cái ô cầm tay nho nhã và trữ tình. Bắc Ninh còn rất nhiều các lễ hội khác tiêu biểu như:
Kinh Bắc không thể không nhắc tới lễ hội Đền Bà Chúa Kho - cũng được tổ chức vào tháng Giêng tại Thành phố Bắc Ninh.

   Bây giờ chúng ta sẽ đi đến Lễ hội làng Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du. Được tổ chức vào ngày 10/2 Âm lịch. Tưởng nhớ ơn hai vị tướng Đào Lại Bộ người có công giúp Thục Phán An Dương Vương đánh Triệu Đà xâm lược. Đồng thời kỷ niệm ngày sinh của bà Minh Phúc Hoàng Thái Hậu Phương Dung và ông Phụ Quốc Đại Vương Trần Quý.

   Lễ Hội chọi trâu vào ngày 3/3 được tổ chức tại Phú Sơn, TP. Bắc Ninh. Đây là hội gây rất nhiều tranh cãi trong thời gian vừa qua vì tính chất của nó, khán giả hò hét phấn khích, còn dư luận cũng hò hét vì độ khủng khiếp của nó.

   Một trong những lễ hội lớn nữa là Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua thời Lý.

   Lễ hội Phù Đổng ngày 9 - tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương. Đây là lễ hội của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du.

   Lễ hội Thập Đình để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công. Đây là của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình.
   
   Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 - tháng Giêng.


chua-dau-ngoi-chua-co-kinh

Chùa Dâu ngôi chùa cổ kính.

   Lễ hội Chùa Dâu
ngày 8 - tháng 4. Hội chùa Dâu thuộc thôn Khương Tự (còn gọi là làng Dâu), xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Đây là một ngôi chùa rất cổ kính, và có cảnh sắc thiên nhiên tự nhiên mà thanh tịnh.


   Lễ hội chùa Phật Tích nằm ở sườn núi Lạn Kha (Rìu Mục), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tiện đây mình cũng nói qua một chút về chùa phật tích. Chùa Phật Tích còn gọi là chùa Vạn Phúc, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 10. triều Lý Thánh Tông thì hoàn chỉnh và vào năm 1686 thì được tu bổ khang trang. Vào năm 1057, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng cây tháp báu và đúc pho tượng Phật mình vàng.


tuong-phat-a-di-da-ngoi-thien-dinh-tren-toa-sen.jpg

Tượng phật A-Di-Đà ngồi thiền định trên tòa sen.
 

   Nhưng hiện tại di vật của chùa còn lại là bức tượng Phật A-di-đà bằng đá, ngồi thiền định trên toà sen, cao 1.85m (tính cả bệ đá là cao 3m). Chân cột chùa điêu khắc hoa sen và dàn nhạc, các nghệ nhân chơi sáo, tiêu, nhị, đàn tranh, đàn bầu, trống cơm…

   Hội Chùa Bút Tháp thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa Bút Tháp có nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo, có nhiều tượng Phật và cổ vật quý.

    Danh sách lễ hội bắc ninh như một đặc sản tinh thần của người dân đất Việt với làn điệu dân ca, với phong cảnh hữu tình.. Và cũng lưu lại, đánh dấu mốc lịch sử của người dân Việt Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét