Ngược dòng lịch sử, Quê Hương Quan Họ còn có nhiều tên gọi khác nhau và địa bàn rộng, hẹp khác nhau, qua các triều đại. Từ xa xưa đã nổi tiếng một vùng Kinh Bắc, xứ sở của Quan họ. Dưới thời Pháp thuộc, cuối thế kỷ XIX, từ ngày 10/10/1895 đã bắt đầu tồn tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Từ năm 1963 hai tỉnh đó được sát nhập lại thành một tỉnh Hà Bắc rộng lớn với ngót hơn hai triệu dân và hơn bốn ngàn rưởi cây số vuông, và tỉnh Hà Bắc đó được xem như quê hương của dân ca Quan họ.
Chính những phẩm chất và tình cảm cao quý ấy sẽ giúp ích cho mọi sự sáng tạo của người dân Kinh Bắc trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, trong đó không thể không kể đến dân ca Quan họ.
Quê Hương Bắc Ninh. |
Về lịch sử phát triển nền văn hóa thì Kinh Bắc, cũng là một trong những vùng có các đặc điểm tương đối riêng và rất nổi bật. Khảo cổ học đã chứng minh vùng đất Kinh Bắc có sự cư trú lần lượt của nhiều luồng dân cư từ rất lâu đời, trong đó nền văn hóa Việt cổ giữ vai trò quan trọng nhất.
Tiến trình phát triển nền văn hóa bản địa trên đất này không diễn ra êm ả, xuôi dòng, mà đã đụng đầu trực diện với sự đồng hóa văn hóa gắn liền với mưu đồ sát nhập lãnh thổ của một kẻ thù mạnh, kẻ mà đã thắng trận và đô hộ quê hương ,đất nước này, khi đứt, khi lại nối hàng nghìn năm về trước.
Hát Quan Họ Bắc Ninh. |
Các lễ Hội Bắc Ninh vốn có lịch sử hình thành rất lâu đời và phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ). Trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Nam, Nội Duệ Khánh, Xuân Ổ, Lũng Giang và phường hát cửa đình Tiên Du, sau là Duệ Đông) được tổ chức vào mùa thu tháng Tám với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian hết sức phong phú: hát chèo, hát trống quân, ca trù, hát tuồng và hát quan họ…
Về với lễ hội dân ca quan họ Bắc Ninh về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, nón quai thao, những ô lục soạn, khăn đóng, dải yếm lụa sồi, áo cặp the hoa gấm… như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan họ vùng Lim cũng là một cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao. Hội Lim luôn để lại trong lòng người đi trẩy hội một cái gì đẹp lắm. Đó chính là nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống, phong tục lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét