Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Bắc Ninh: Hội Làng Đồng Kỵ






Bắc Ninh: Hội Làng Đồng Kỵ 


  Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa công nhận cho lễ hội truyền thống: Rước pháo làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) vào ngày 19/1/2016.






dinh-lang-dong-ky.jpg



Đình Làng Đồng Kỵ 


  Lễ Hội Làng Đồng Kỵ là phong tục thi pháo (do đó lễ hội còn có tên gọi là hội pháo). Theo đó. những nhà có pháo to, thường mời phường kèn, phường đánh trống đến cùng rước. Khi rước, cứ đi một đoạn lại đốt một tràng pháo nhỏ. Khi hạ pháo xuống sân đình làng, người nhà đốt pháo cuối cùng, gia đình nào có pháo phải mang trầu cau mời bà con đến xem. Khi các nhà đã mang pháo ra đình, hội thi pháo cũng bắt đầu. Người đánh trống đánh ba hồi báo hiệu, pháo nhỏ nhất đốt trước pháo lớn sẽ đốt sau. Chủ pháo chít khăn nhiễu điều, thắt lưng lục đỏ, tay cầm bó hương quay vào đình để làm lễ. Dứt 3 tiếng trống, chủ pháo tiến lên 3 bước để vái thần, để vái các quan và các cụ bô lão rồi đốt. Trống ngắt, pháo nổ và cứ sau mỗi quả pháo nổ thì xuân đài lại có 4 hồi trống lệnh của 4 giáp đánh lên tiếp. Tiếng pháo chấp hiệu (quả pháo nổ sau cùng to và đẹp nhất) tượng trưng lệnh thu quân toàn thắng.

le-hoi-ruoc-phao.jpg

Lễ Hội Rước Pháo



  Lễ hội tháng giêng bắc ninh với các tục lệ thú vị, mang lại không khí vui vẻ ngày xuân năm mới này, thu hút được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng dân cư và dư luận. Các lễ hội ở Bắc Ninh có làng Đồng Kỵ là một trong những làng có lễ rước to nhất. Ngoài lễ rước lễ hội còn nhiều hoạt động khác như là: chọi gà, hát chèo , hát quan họ,...

hat-quan-ho.jpg

Hát Quan Họ 



   Trong các Lễ Hội Tháng Giêng Bắc Ninh ,cứ đến mồng 4 tết là mọi người dân làng Đồng Kỵ lại nô nức ra đình bắt đầu đợt lễ hội kéo dài ba ngày. Đồng Kỵ trước đây vốn nổi tiếng bởi nghề làm pháo và đi rước pháo, thi bắn pháo là một phần không thể thiếu trong lễ hội. Kể từ khi nhà nước có quyết định cấm pháo, nội dung này đã bị loại khỏi chương trình lễ hội.Tuy nhiên chỉ là một lễ hội ở quy mô không lớn nhưng Hội làng Đồng Kỵ vẫn nổi tiếng khắp cả nước vì vẫn duy trì được nét truyền thống đặc sắc.


Lễ Hội Chùa Bút Tháp



"Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy chùa Bút Tháp thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng ba thì về hội Chùa Bút Tháp"



Lễ Hội Chùa Bút Tháp là Lễ Hội Truyền Thống ở Bắc Ninh được tổ chức hàng năm vào hai ngày 23 và 24 tháng 3 âm lịch tại chùa Bút Tháp, ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội gồm hai phần, trong đó phần lễ với những hoạt động tín ngưỡng: Lễ cúng các Phật, Lễ dâng hương, Lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, Lễ cúng Tổ Tiên... được diễn ra chủ yếu trong khu nội tự.
Chùa Bút Tháp là một trong những di tích Phật giáo độc đáo của Đồng bằng Bắc Bộ, việc tổ chức Lễ Hội Kinh Bắc truyền thống chùa Bút Tháp đã phần nào đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân và khách thập phương.



le-hoi-chua-but-thap.jpg

Lễ Hội Chùa Bút Tháp


Phần lễ diễn ra trong khu vực nội tự với các hoạt động tín ngưỡng như là: lễ cúng phật, lễ dâng hương, lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, lễ cúng Tổ… Sau khi thực hiện các nghi thức lễ tế, mọi người được chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật độc đáo của ngôi chùa như: cầu đá, cối xay gạo, tháp bút, pho tượng phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay-một bảo vật quý hiếm của Quốc gia



tuong-phat-nghin-tay.jpg

Tượng Phật Nghìn Tay


Phần lễ diễn ra trong khu vực nội tự với các hoạt động tín ngưỡng như là: lễ cúng phật, lễ dâng hương, lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, lễ cúng Tổ… Sau khi thực hiện các nghi thức lễ tế, mọi người được chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật độc đáo của ngôi chùa như: cầu đá, cối xay gạo, tháp bút, pho tượng phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay-một bảo vật quý hiếm của Quốc gia.


Nói đến Bắc Ninh, Lễ Hội Tháng Giêng Bắc Ninh ta không thể không nói đến chùa Bút Tháp. Ðây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó. Ðến với chùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa.

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

Lễ Hội Đình Làng Đình Bảng


Lễ Hội Đình Làng Đình Bảng
Thứ nhất là Đình Đông Khang
Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang Đình Diềm.




  Khởi dựng trong suốt 200 năm từ cho tới nay đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm của nhân dân địa phương và một vùng xứ Bắc.
  Lễ Hội Bắc Ninh hằng năm có Lễ Hội Đình Bảng diễn ra từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 3 âm lịch, để tưởng nhớ 3 nhiên thần là Cao Sơn Đại Vương (Thần Núi), Thủy Bá Đại Vương (Thần Nước), Bạch Lệ Đại Vương (Thần Đất) và 6 vị thần là 6 vị tổ của 6 dòng họ có công xây dựng lại làng sau cuộc tàn phá của quân Minh vào thế kỷ XV. Sau lễ là phần hội, tổ chức các trò chơi đấu vật, chọi gà...


dinh-lang-dinh-bang.jpg

Đình Làng Đình Bảng 


  Khi thời kỳ cách mạng, Đình Bảng còn để lại cho một di tích quan trọng nữa là nhà cụ Đám Thi – nơi Trung ương Đảng đã họp hội nghị và đề ra chủ trương lớn “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 9/3/1945,góp phần thắng lợ cách mạng tháng Tám_1945. Trong các Lễ Hội Bắc Ninh ngày hội đình, dân làng Đình Bảng còn dành riêng một ngày đón "Cha anh" từ Cẩm Giàng (Hải Dương) sang dự hội Đình Làng. Đây là một trong những nét văn hóa cổ của người Việt còn được lưu giữ qua tục "kết chạ" - cũng như phong trào kết nghĩa với các địa phương như hiện nay . Lễ Hội Kinh Bắc thể hiện truyền thống hiếu khách của người Kinh Bắc.
   Đến lễ hội bạn sẽ được thấy lại những nghi lễ cổ gìn giữ nhiều đời với lễ tế, lễ dâng phẩm vật ... gợi lại ký ức về quá trình mở đất, mở ra làng từ thủa xa xưa. Những nghi lễ này được giới nghiên cứu văn hóa đã đánh giá là như nguyên bản từ khi khởi dựng mà không bị thời gian mai một. Bạn cũng sẽ rất hào hứng khi được xem các trò diễn hội đình như chọi gà, đấu vật, ... cùng các trò chơi lễ hội khác được tổ chức. Nhưng thú vị nhất vẫn là xem hát chèo đò hát Quan họ và đấu vật.

dau-vat-dinh-bang.jpg

Đấu Vật Hội Đình Bảng  



  Người hát Quan họ hát những câu giã bạn nhưng chỉ là tạm thời chia tay. Đầu xuân, không khí lễ hội còn nồng nàn hàng năm.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho



Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh.
   Hàng năm, LỄ HỘI THÁNG GIÊNG BẮC NINH vào 14 tháng Giêng là ngày chính của Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, kéo dài trong cả tháng Giêng, thời khắc giao thừa xong thì dòng người lại đổ về đền Bà Chúa Kho nườm nượp.



le-hoi-den-ba-chua-kho.jpg

Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho


   Sau này bà trở thành hoàng hậu dưới triều Lý, giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước ta, giữ gìn kho lương thực. Bà bị giặc sát hại trong khi phát lương thực cứu đỡ dân làng. Dân ta cảm kích tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho.


dong-nguoi-den-le-hoi-ba-chua-kho

Dòng người đến lễ hội Bà Chúa Kho  


   Do có tiếng thiêng lâu đời, vậy nên yếu tố tâm linh và phong phú về đồ Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho ( TP Bắc Ninh) thì ít có ngôi đền nào trên cả nước sánh được. Mặc dù tiền vay-tiền trả đều chỉ là vàng mã, tức là chỉ mang tính ước lệ, nhưng giá của những thứ đó có thể tới hàng triệu tiền thật. Vậy người ta quan niệm rằng, đồ lễ hậu hĩnh để vừa làm đẹp lòng thần thánh, vừa kỳ vọng trong làm ăn thực tế sẽ đạt được lợi nhuận tương xứng với mức chi phí đã bỏ ra.


di-le-ba-chua-kho.jpg

Đi Lễ ở Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh 
    Lễ Hội Kinh Bắc ở Bà Chúa kho mang đến cho họ một tâm thế tự tin để khởi sự công việc trong năm vì sẽ có thần linh phù hộ. Mặt khác, nguyên tắc đã “vay” thì có “trả” được những người đi lễ ý thức như một thói quen tâm linh, khiến họ không ngừng cố gắng vươn lên để giữ “chữ tín” với Bà Chúa Kho. Với ý niệm này, tâm linh và thế tục đã có sự hòa quyện. 


  Bà Chúa Kho là người phụ nữ có nhan sắc, bà khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông giữ kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà còn có nhiều chiêu dân lập ấp ở Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp người dân khai thác đất đai nông nghiệp.


    Trong dịp Lễ hội xung quanh đền Bà Chúa Kho có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế, đông đúc người vào ra. Mâm lễ khách đã hành hương mua sắm tùy tâm mọi người, là nén hương, bông hoa và tập tiền âm phủ, cầu kỳ hơn thì con gà đĩa xôi, hay mâm ngũ quả ... chủ yếu là thành tâm cầu khấn.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Lễ Hội Chọi Trâu


  Vào ngày 2-3 tháng 3 hàng năm. Tại Phú Sơn TP.Bắc Ninh Lễ Hội Chọi Trâu được diễn ra với hàng vạn sự mong đợi của khán giả và tín đồ đam mê chọi trâu.


hoi-choi-trau.jpg

Hội Chọi Trâu 


     Lễ Hội Kinh Bắc - Hội chọi trâu vào ngày này sẽ có 24 chú trâu chọi được đưa về tại sân vận động suối hoa TP.Bắc Ninh để kiểm tra sức khỏe, và tiêu chuẩn để tham gia hội chọi trâu. Theo lời của ban tổ chức Lễ Hội Chọi Trâu  Bắc Ninh thì những chú trâu chọi phải qua vòng sơ tuyển khá ngặt. Vòng ngực phải đủ 200 centimet và cơ số những tiêu chí khác. Những chú trâu chọi này được các tổ chức hoặc cá nhân tại khu vực và các tỉnh thành lân cận mang về để tham gia giải. Chỉ cần nhìn thoáng qua là bạn có thể thấy những chú trâu chọi này khác hẳn so với những chú trâu bình thường. Gần như một vận động viên những chú trâu chọi được chủ chăm sóc khá kỹ lưỡng và được huấn luyện viên rèn luyện rất công phu.
  Những chú trâu chọi này cũng được lựa chọn rất kỹ lưỡng từ những chú trâu khác. Có khi những người chủ trâu phải đi khắp các tỉnh thành để tìm được một chú trâu chọi thích hợp. Và đương nhiên cũng có những chuẩn mực cho việc chọn trâu như " Da đồng, Lông móc, Một khoang bốn khoáy... Hàm đen Tóc Tráp...



  Trong ngày đầu tiên tham gia hội thì những chú trâu chọi được thả chung vào với nhau. Chỉ cần hạ gục được 1 chú trâu chọi khác thì sẽ được vào vòng trong. Chính vì thế chỉ sau 1 ngày của hội thì số lượng đã giảm đi một nửa.


  Và sau khi những chú trâu chọi này được mọi người tôn kính gọi là "ông trâu". ông trâu giật giải nhất thì được tôn vinh là " cụ trâu "

  Và một phần làm cho hội chọi trâu được mọi người dõi theo đó chính là giải thưởng rất lớn cho " cụ trâu ". 
Giải nhất: 200.000.000 đ 
Giải Nhì : 60.000.000 đ 
Giải Ba : 40.000.000 đ 
Giải Cặp trâu đánh hay nhất : 10.000.000 đ 
Giải trâu gan dạ: 5.000.000 đ 
Giải trâu có đòn đánh hiểm: 5.000.000 đ 
Một trong những pha hay nhất của chọi trâu đó là đòn kết thúc nhanh nhất. Được gọi là Buffalo Fight Fest hay cú húc búa tạ.




Chùa Dâu Ngôi Chùa Cổ Xưa


       Lễ Hội Chùa Dâu được tổ chức từ Mùng 6 đến Mùng 8 tháng 4 Âm lịch, người dân 3 xã: Thanh Khương, Trí Quả, Hà Mãn thuộc vùng Dâu - Luy Lâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) lại náo nức mở hội rước Phật Tứ pháp. Đây là một trong các lễ hội lớn và tồn tại lâu đời nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ, phản ánh ước nguyện về một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, ấm no hạnh phúc.





chua-dau-ngoi-chua-co-xua.jpg


Chùa Dâu ngôi chùa cổ xưa


  Từ thành phố Bắc Ninh, xuôi theo Quốc lộ 38 qua cầu Hồ đến ngã tư Đông Côi, sau đó rẽ phải theo đường 282 khoảng 4km là về tới chùa Dâu (còn gọi là Pháp Vân Tự) thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Đây cũng là trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam, nơi giao lưu của hai nền văn hóa Phật giáo, một là từ Ấn Độ sang, một là từ phương Bắc xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 (được khởi công năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sỹ Nhiếp làm Thái Thú, và thờ nữ thần Pháp Vân gắn liền với huyền tích Tứ pháp của người Việt xưa.Từ lâu, lễ hội chùa Dâu đã nức tiếng gần xa với lễ rước độc đáo, hoành tráng đã thu hút hàng vạn du khách thập phương đến dự hội. Vào ngày chính của hội (mùng 8 tháng 4 âm lịch), nhân dân các làng trong vùng sẽ tổ chức rước tượng Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, và Pháp Điện) từ chùa làng về hội tụ tại chùa Dâu. Sau khi làm lễ bái ở chùa Tổ thờ Phật Mẫu Man Nương, đám rước đi “tuần nhiễu” ba vòng khép kín từ Đông sang Tây mô tả chu kỳ quả đất quay tròn, tạo ra bốn mùa. Nhiều người gọi nghi lễ này là trò “Mẹ đuổi con”. Điểm độc đáo nhất của lễ hội chùa Dâu là tục cướp nước. Hai kiệu Pháp Lôi (bà Sấm) và Pháp Vũ (bà Mưa) sẽ cùng nhau đua chạy ra tam quan. Kiệu rước nào đến được trước thì sẽ lấy được nước. Người dân xem ai về đích trước để dự báo mùa màng. Nếu bà Mưa thắng thì năm đó được mùa còn nếu bà Sấm thắng thì năm ấy ruộng đồng sẽ có nhiều sâu bọ, làm ăn trắc trở. Đây được coi là hoạt động tín ngưỡng cầu thần Nước đặc trưng của người nông dân vùng đồng bằng Bắc bộ xưa.Do nhiều điều kiện khách quan mà nhiều năm nay lễ hội Chùa Dâu không được tổ chức. Tuy nhiên, các du khách về dự hội Dâu vẫn được chiêm ngưỡng một trong những ngôi chùa cổ, linh thiêng nhất Việt Nam và tham gia nhiều hoạt động văn hoá dân gian đặc sắc, mang bản sắc đặc trưng của Lễ Hội Kinh Bắc như: nghe hát quan họ trên thuyền rồng, hát ca trù, múa rối nước, đánh cờ người, thả chim bồ câu…

Tuong-Phat-Chua-Dau.jpg

Tượng Phật Chùa Dâu



    Ngoài ra, du khách cũng có dịp khám phá vùng đất Luy Lâu cổ với những công trình kiến trúc nổi tiếng được Nhà nước công nhận như: Thành Luy Lâu, đền Sĩ Nhiếp, hệ thống chùa tháp, đền miếu, lăng mộ… Tất cả là những chứng tích về thời kỳ kéo dài hàng chục thế kỷ dưới thời Bắc thuộc, nơi đây là chốn đô hội, thủ phủ của quận Giao Chỉ, trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta với các nước trong vùng thế kỷ sau Công nguyên.Ông Lê Xuân Bắc, Trưởng phòng Văn hoá huyện Thuận Thành cho biết: “Lễ Hội Chùa Dâu  ở Bắc Ninh năm nay như là một trong những hoạt động hưởng ứng, tích cực của Năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng 2013 của tỉnh Bắc Ninh. Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã có kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng cho lễ hội bảo đảm trang nghiêm, tiết kiệm nhưng vẫn giữ được các giá trị truyền thống tốt đẹp. Các lối vào di tích được tu bổ sạch sẽ, thông thoáng; khu hoá hương được đầu tư xây mới đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường; khu vực trông giữ xe quy hoạch rộng rãi thuận tiện, và đảm bảo cho du khách thập phương tới thăm quan, chiêm bái. Đặc biệt, chương trình lễ hội năm nay được bổ sung thêm nhiều nét mới nhằm giới thiệu những bản sắc văn hoá đặc sắc ,cũng như tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách về sự nhiệt tình, mến khách của mảnh đất Bắc Ninh.”

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Lễ Hội Chùa Phật Tích

       Vào Ngày mùng 3 tết hàng năm  LỄ HỘI BẮC NINH  hội chùa Phật Tích bắt đầu mở cho đến hết ngày mùng 5 tết. Hàng nghìn người đổ về đây để chơi hội, du xuân, cầu lộc cầu tài.

       Tọa lạc trên ngọn núi Tiên Du, ngọn núi còn có một cái tên mà ít ai biết đến đó là núi Lạn Kha. Ngôi cổ tự trước đây được gọi là Vạn Phúc Tự với bề dày lịch sử cùng với chiều sâu tâm linh là ngọn nguồn của Phật giáo Việt Nam. Dễ thấy nhất là bức tượng Phật A-Di-Đà lớn nhất đứng độc lập trên một ngọn núi. Nhìn sang là ngọn tháp khá cao. Vào LỄ HỘI KINH BẮC con đường đi lên hội chùa Phật Tích luôn trật kín người. Người đi nhanh người đi chậm, người ngồi nghỉ người thì tìm cho mình những tấm hình kỉ niệm.


tuong-phat-a-di-da-tren-toa-sen.jpg

Tượng Phật A-di-
đà trên tòa sen


ngoi-co-tu.jpg

Ngôi Cổ Tự - Phật Tích - Thuận Thành - Bắc Ninh.



       LỄ HỘI CHÙA PHẬT TÍCH cũng giống như bao lễ hội khác ở Bắc Ninh. Cũng có những trò chơi dân gian, những làn điệu quan họ... Nhưng chính địa điểm trên ngọn núi cao mang đến cho mọi người cảm giác du xuân. Đây là nơi ngọn nguồn của Phật giáo nên khi mọi người về đây giống như về với đất Phật khiến lòng thanh tịnh nhẹ nhàng. Mọi người đi cầu lộc cầu tài cầu bình an, với hy vọng một năm mới làm việc suôn sẻ hơn, thành công hơn. Không gì bằng trải nghiệm thực tế. Hẹn bạn Mồng 3 tháng Giêng nhé!

Các Lễ Hội Lớn Ở Bắc Ninh

   Không một tỉnh thành nào trên dải đất hình chữ S đúng với bài thơ trên như Tỉnh Bắc Ninh. Một nơi tràn ngập lễ hội, lớn có bé có. Lễ hội đạt chuẩn quốc tế có, chuẩn quốc gia có, chuẩn làng cũng có luôn. 

   Đứng đầu trong danh sách lễ hội ở Bắc Ninh là Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng tại Thị trấn Lim - Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh. Một lễ hội đạt chuẩn quốc tế. Đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.


lien-anh-lien-c-quan-ho-bac-ninh

Liền Anh - Liền Chị quan họ Kinh Bắc

   Đã được kỷ lục Guinness ghi nhận là có số lượng liền anh, liền chị lớn nhất. Liền Chị với tà áo tứ thân, chiếc khăn mỏ quạ, Chiếc quần nái đen, chiếc nón quai thao, đã toát lên vẻ thướt tha, thùy mị của người con gái xứ Kinh Bắc. Liền Anh với áo dài, khăn xếp, cái ô cầm tay nho nhã và trữ tình. Bắc Ninh còn rất nhiều các lễ hội khác tiêu biểu như:
Kinh Bắc không thể không nhắc tới lễ hội Đền Bà Chúa Kho - cũng được tổ chức vào tháng Giêng tại Thành phố Bắc Ninh.

   Bây giờ chúng ta sẽ đi đến Lễ hội làng Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du. Được tổ chức vào ngày 10/2 Âm lịch. Tưởng nhớ ơn hai vị tướng Đào Lại Bộ người có công giúp Thục Phán An Dương Vương đánh Triệu Đà xâm lược. Đồng thời kỷ niệm ngày sinh của bà Minh Phúc Hoàng Thái Hậu Phương Dung và ông Phụ Quốc Đại Vương Trần Quý.

   Lễ Hội chọi trâu vào ngày 3/3 được tổ chức tại Phú Sơn, TP. Bắc Ninh. Đây là hội gây rất nhiều tranh cãi trong thời gian vừa qua vì tính chất của nó, khán giả hò hét phấn khích, còn dư luận cũng hò hét vì độ khủng khiếp của nó.

   Một trong những lễ hội lớn nữa là Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua thời Lý.

   Lễ hội Phù Đổng ngày 9 - tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương. Đây là lễ hội của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du.

   Lễ hội Thập Đình để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công. Đây là của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình.
   
   Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 - tháng Giêng.


chua-dau-ngoi-chua-co-kinh

Chùa Dâu ngôi chùa cổ kính.

   Lễ hội Chùa Dâu
ngày 8 - tháng 4. Hội chùa Dâu thuộc thôn Khương Tự (còn gọi là làng Dâu), xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Đây là một ngôi chùa rất cổ kính, và có cảnh sắc thiên nhiên tự nhiên mà thanh tịnh.


   Lễ hội chùa Phật Tích nằm ở sườn núi Lạn Kha (Rìu Mục), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tiện đây mình cũng nói qua một chút về chùa phật tích. Chùa Phật Tích còn gọi là chùa Vạn Phúc, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 10. triều Lý Thánh Tông thì hoàn chỉnh và vào năm 1686 thì được tu bổ khang trang. Vào năm 1057, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng cây tháp báu và đúc pho tượng Phật mình vàng.


tuong-phat-a-di-da-ngoi-thien-dinh-tren-toa-sen.jpg

Tượng phật A-Di-Đà ngồi thiền định trên tòa sen.
 

   Nhưng hiện tại di vật của chùa còn lại là bức tượng Phật A-di-đà bằng đá, ngồi thiền định trên toà sen, cao 1.85m (tính cả bệ đá là cao 3m). Chân cột chùa điêu khắc hoa sen và dàn nhạc, các nghệ nhân chơi sáo, tiêu, nhị, đàn tranh, đàn bầu, trống cơm…

   Hội Chùa Bút Tháp thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa Bút Tháp có nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo, có nhiều tượng Phật và cổ vật quý.

    Danh sách lễ hội bắc ninh như một đặc sản tinh thần của người dân đất Việt với làn điệu dân ca, với phong cảnh hữu tình.. Và cũng lưu lại, đánh dấu mốc lịch sử của người dân Việt Nam.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Hội Lim: Lễ hội truyền thống

  Hội Lim Bắc Ninh Lễ Hội Kinh Bắc văn hoá nghệ thuật đặc sắc của những làng quê  quan họ, hình thành từ xa xưa. Ngày hội đã thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi từ khắp nơi về trẩy hội vui xuân, trong đó phần đông là nam thanh nữ tú. Đến hẹn lại lên, họ đến với nhau để ca hát, với người lớn tuổi thì đến hội là dịp tìm về tuổi xuân, với nam thanh nữ tú thì hội là dịp tìm bạn, tìm duyên. 

   Cũng như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội Lim Bắc Ninh cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công đức các vị thần như lễ rước, lễ tế hay các trò chơi dân gian mua  vui, thi tài. Sáng sớm ngày 13 là lễ rước kinh từ chùa Trũng tới chùa Hồng Ân, sau những nghi thức tế lễ, đoàn rước đón nước thiêng từ chùa Hồng Ân trở về chùa Trũng. Kết thúc lễ rước, vào lễ khai hội.


   Nhưng đến với các lễ Hội ở bắc ninh khách trảy hội đều muốn xem, nghe và được hát quan họ với các liền anh liền chị, đó cũng là đặc trưng cơ bản  nhất của lễ hội này.



Đặc sắc Hội Lim Bắc Ninh
   Quan họ là di tích văn hóa phi vật thể là dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa (nay là tỉnh Bắc Ninh). Dân ca quan họ nổi tiếng không chỉ ở lời ca trữ tình, nồng nàn tình yêu cuộc sống và tình yêu đôi lứa, hay với hơn 200 làn điệu âm nhạc  đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác hiếm thấy ở dân ca các vùng  khác. Từ lời ăn tiếng nói đến lối ứng xử hàng ngày hay trong ngày hội chính, "người Quan họ" đều từ tốn, khiêm nhường.

Hình ảnh đẹp ở Hội Lim
    Tục kết “chạ” giữa các làng Quan họ hay kết bạn giữa các "bọn" Quan họ đã hình thành nếp sống đạo đức cao quý. Người Quan họ đều là những "liền anh", "liền chị" Hội hát Quan họ thường gắn liền với hội chùa. Cho nên chùa là nơi tụ hội và đón nhận khách Quan họ. Có tới 49 làng hát quan họ, phân bố trong bốn huyện, thị phía nam tỉnh Bắc Ninh. Nhưng nói tới Quan họ, người ta nghĩ ngay đến hội Lim Bắc Ninh. Lim là tên nôm của xã Lũng Giang xưa. Hội mở  trên đồi, nơi có chùa Lim (chùa Hồng Ân).



   Lễ hội Lim ở Bắc Ninh đông vui và nổi tiếng nhất trong các hội Quan họ. Hội mở vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, đúng phiên đầu năm của chợ Lim.

Đến hội Lim, khách du xuân được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia (hát trong nhà). Khách hành hương, trẩy hội Lim còn được xem nhiều hoạt động văn hoá truyền thống khác của địa phương, hay tham dự các trò chơi đu bay, chọi gà, đấu vật, tổ tôm điếm... vốn là những trò chơi của hội làng cổ truyền mà hội Lim vẫn giữ lại như một di sản.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Bắc Ninh - một vùng truyền thống


  Ngược dòng lịch sử, Quê Hương Quan Họ còn có nhiều tên gọi khác nhau và địa bàn rộng, hẹp khác nhau, qua các triều đại. Từ xa xưa đã nổi tiếng một vùng Kinh Bắc, xứ sở của Quan họ. Dưới thời Pháp thuộc, cuối thế kỷ XIX, từ ngày 10/10/1895 đã bắt đầu tồn tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Từ năm 1963 hai tỉnh đó được sát nhập lại thành một tỉnh Hà Bắc rộng lớn với ngót hơn hai triệu dân và hơn bốn ngàn rưởi cây số vuông, và tỉnh Hà Bắc đó được xem như quê hương của dân ca Quan họ. 


  Chính những phẩm chất và tình cảm cao quý ấy sẽ giúp ích cho mọi sự sáng tạo của người dân Kinh Bắc trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, trong đó không thể không kể đến dân ca Quan họ.


Quê Hương Bắc Ninh. 

  Về lịch sử phát triển nền văn hóa thì Kinh Bắc, cũng là một trong những vùng có các đặc điểm tương đối riêng và rất nổi bật. Khảo cổ học đã chứng minh vùng đất Kinh Bắc có sự cư trú lần lượt của nhiều luồng dân cư từ rất lâu đời, trong đó nền văn hóa Việt cổ giữ vai trò quan trọng nhất. 

  Tiến trình phát triển nền văn hóa bản địa trên đất này không diễn ra êm ả, xuôi dòng, mà đã đụng đầu trực diện với sự đồng hóa văn hóa gắn liền với mưu đồ sát nhập lãnh thổ của một kẻ thù mạnh, kẻ mà đã thắng trận và đô hộ quê hương ,đất nước này, khi đứt, khi lại nối hàng nghìn năm về trước.


Hát Quan Họ Bắc Ninh.
 

   Các lễ Hội Bắc Ninh vốn có lịch sử hình thành rất lâu đời và phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ). Trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Nam, Nội Duệ Khánh, Xuân Ổ, Lũng Giang và phường hát cửa đình Tiên Du, sau là Duệ Đông) được tổ chức vào mùa thu tháng Tám với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian hết sức phong phú: hát chèo, hát trống quân, ca trù, hát tuồng và hát quan họ…

  Về với lễ hội dân ca quan họ Bắc Ninh về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, nón quai thao, những ô lục soạn, khăn đóng, dải yếm lụa sồi, áo cặp the hoa gấm… như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan họ vùng Lim cũng là một cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao. Hội Lim luôn để lại trong lòng người đi trẩy hội một cái gì đẹp lắm. Đó chính là nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống, phong tục lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt.

Hội Diềm Quê Tôi


   Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày mồng 6 tháng Hai âm lịch hằng năm , du khách mọi nơi lại đổ về làng Diềm (xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) để dự lễ hội Thủy tổ Quan họ. Lễ hội đã tưởng nhớ đến công lao của bà Thủy tổ – người đã lập ra quan họ, vừa là nơi để con cháu, người xa xứ tìm về để nhớ nguồn cội.


   Lễ Hội làng Diềm ở Bắc Ninh là nơi duy nhất trong số 49 làng quan họ gốc, của vùng đất Kinh Bắc ở đây có đền thờ Thủy tổ Quan họ. Tiếng quan họ vang lên suốt lễ hội, những liền anh liền chị tình tứ trao làn điệu duyên dáng và gởi đến du khách lời cảm ơn đầy yêu mến.

Từ những người con của làng cho đến những du khách thập phương đều say đắm trong không gian hữu tình. Thưởng thức những cung bậc “ vang – rền – nền – nảy ” và cảm nhận sự yêu mên của người dân du khách cứ lưu luyến bước chân chẳng muốn rời.




Hát Quan Họ Lễ Hội Diềm.



  Tương truyền, Đức Vua Bà là một công chúa con gái vua Hùng Vương. Vừa đến tuổi cập kê, nhà Vua đã cho tổ chức hội cướp cầu để kén chọn phò mã; nhưng Bà không chấp nhận kết duyên cùng với người thắng cuộc mà lại xin ân điển của nhà Vua để được chu du sơn thủy một thời gian. Khi Bà cùng các thị nữ vừa ra khỏi kinh thành thì một cơn mưa lớn ập đến, giông gió nổi lên dữ dội và một cơn lốc cuốn cả đoàn người lên trời rồi giáng hạ ấp Viêm Trang (thôn Viêm Xá ngày nay). 
Nơi đây vốn là một vùng đất hoang vu chỉ có được và lau sậy um tùm, Bà đã cho đắp bờ, phá đất, và lập nên ruộng đồng, làng xóm và dựng vợ gả chồng cho mọi người. Bên cạnh việc dạy dân cách làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm, trồng mía, kéo mật… Bà còn sáng tác nhiều bài ca và dạy cho các nam thanh, nữ tú nghệ thuật ca hát. Khi Vua Bà mất, nhân dân đã lập đền thờ và tôn bà là Đức Vương Mẫu, là Thành hoàng làng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hàng năm, cứ vào ngày mùng 6/2 Âm lịch, nhân dân thôn Viêm Xá lại tổ chức Lễ Hội Truyền Thống Bắc Ninh tưởng nhớ đến công ơn của Vua Bà.


Cổng Đền Giếng Hòa Long.



   Hàng năm lễ hội làng Diềm được diễn ra trong 3 ngày, trong đó ngày mùng 6/2 là chính hội.lễ rước kiệu ra uy nghiêm, do hàng trăm người dân trong làng tham gia, xuất phát ở đền Vua Bà sang đình làng, đến cuối Đền Cùng quay lại đền Vua Bà. Theo truyền thống, dân làng tổ chức lấy nước ở Giếng Ngọc làm lễ bao sái rồi mới tiến hành tế lễ.


Lễ Rước Kiệu Lễ Hội Làng Diềm.
   Lễ hội tôn vinh Đức Vua Bà không chỉ gói gọn trong làng Quan họ Viêm Xá đã trở thành nét văn hóa độc đáo trên quê hương Bắc Ninh  , thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” rất đáng trân trọng trong truyền thống dân tộc… Trẩy hội làng Diềm có thể ví như một cuộc hành hương trở về với cội nguồn làng Việt cổ, nơi đó mọi lo toan trần tục tạm lắng xuống cho những thanh âm trong trẻo của Quan họ vấn vít tâm hồn.

Hội Lim Trong Tôi

   Lễ Hội Lim Bắc Ninh là một trong những Lễ Hội Kinh Bắc đầu năm được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Giả thuyết cho rằng hội Lim có bắt nguồn từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi trong truyền thuyết Trương Chi - Mỵ Nương mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở làng quê vùng Lim. Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh đồi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương.




  Phần lễ:


Lễ rước Hội Lim Bắc Ninh .



   Phần Hội:

Quan Họ Hội Lim Bắc Ninh.



  Lễ Hội Bắc Ninh Tháng Giêng, hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ XVIII. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình Cả, xã Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao Với triều đình và được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở ra những lễ hội, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của mình đặt tên là Hồng Vân trên núi Lim. 

  Do có nhiều công lao với hàng tổng và với việc ông đặt hậu ở chùa Hồng ân, nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng. Văn bia lăng Hồng Vân có tên Hồng Vân ký niên đại Cảnh Hưng 30 (1769) hiện giữ ở đình thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ về lai lịch, công trạng và việc thờ phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn mỗi năm vào hai dịp "ngày sinh" và "ngày hóa" của ông tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng Ân trên núi Lim. Song trải qua những tháng năm lịch sử, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa, khi đó người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần vào một dịp là ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim.

  Ngày 13/1 Âm lịch, ngày hội chính. Vào 8 giờ sáng, Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục áo dài ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần km.

  Trong các ngày lễ, có nhiều nghi lễ và trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu. Sáng ngày 13 tháng giêng toàn thể quan viên, hương lão, của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tập trung đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi hát, họ chỉ được hát với những giọng lề lối , tôn vinh để ca ngợi công lao của thần

  Có rất nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi và nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội

  Là phần căn bản và đặc trưng nhất của hội Lim. Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông và con nhện giăng mùng. Hội thi hát diễn ra khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Chính tại một hồ nước nhỏ san sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc thuyền hình rồng được sơn son thiếp vàng rời bến trong những câu hát ngân nga đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị, đối diện là những em nhỏ lúng lính trong những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát hai phía đầu và cuối thuyền. Tối 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ. Mỗi làng quan họ đều dựng một trại ở tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần hội hay nhất của Lễ Hội Lim. 

  Hội Lim là hội lớn của Bắc Ninh, với những hoạt động phong phú của lễ và hội đã có nội dung phong phú, lễ hội văn hóa dân gian Kinh Bắc, gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh - mảnh đất được coi là vương quốc của lễ hội dân gian Việt Nam của tôi.