Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Lễ Hội Kéo Co thôn Hữu Chấp thành di sản

Hằng năm, vào ngày mồng 4 tết tại thôn Hữu Chấp, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Chính quyền và nhân dân xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh đã tổ chức lễ hội Kéo Co thôn Hữu Chấp và khai hội Kéo co truyền thống. Đây là lễ hội Kinh Bắc lâu đời nhất đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.



Lễ Hội Kéo Co
Trò chơi Kéo co làng Hữu Chấp là một trong những nghi thức chính trong lễ hội truyền thống của làng, tồn tại gần 400 năm và được tổ chức trang trọng 2 năm/lần.Lễ hội Kéo co truyền thống lâu đời nhất của vùng Kinh Bắc với hàng trăm năm tồn tại và đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây .Đồ kéo co sử dụng bằng 2 cây tre to lồng vào nhau và tết thêm các đoạn dây lạt tre để tạo thành 3 con nhện xoắn. Sau khi bện xong 3 con nhện, tre sẽ được mang treo tại cửa đình làng suốt Tết và chỉ hạ xuống vào ngày hội.70 Thanh niên được chia đều làm hai bên Đông và Tây để thi với nhau trong trang phục quần lụa trắng, ở trần, đầu đội khăn xanh hoặc đỏ. Dưới hiệu lệnh của 4 ông “Hóa” trong làng bằng cờ đuôi nheo, trò kéo co diễn ra trong 3 hiệp đấu, bên nào thắng 2/3 ván được coi là thắng cuộc, thường thì bên Đông thắng cuộc và dân làng quan niệm năm đó sẽ được mùa màng.



Kéo Co Làng Hữu Chấp.

Trò chơi kéo co dân gian thôn Hữu Chấp chỉ diễn ra trong ngày hội của làng là một trò chơi có ý nghĩa thúc đẩy việc rèn luyện sức khoẻ tốt, nên chăng việc tổ chức hội thi kéo co cần phải diễn ra thường xuyên hơn, tạo nếp sinh hoạt cho nhân dân . Trò chơi dân gian góp phần giáo dục cho người dân về tính tập thể, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất,có sức khoẻ dẻo dai hơn và có sức chịu đựng giúp người dân ngày càng phát triển toàn diện về trí, đức, thẩm, mỹ.Kéo co Hữu Chấp thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tham gia. Đây là hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống vui tươi, lành mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa vùng quê Kinh Bắc.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Hội Đền Đô-Lễ Hội Kinh Bắc

Lễ Hội Đền Đô

    Lễ hội Đền Đô tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch hằng năm tại xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là lễ hội mang đậm chất bản sắc dân tộc,là một trong những lễ hội lớn thuộc Lễ Hội Kinh Bắc.



Lễ Hội Đền Đô. 



   Lễ hội Đền Đô có ngày chính hội là ngày 16/3 - ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi Hoàng Đế. Hội gồm có lễ trình thánh, rước kiệu rất long trọng. Ðám rước với hàng vạn người tham gia rước từ chùa Kim Ðài đến Đền Ðô. Ði đầu đám rước kiệu gồm có một đoàn tướng võ, cởi trần, đóng khố, tay cầm trùy đồng và rất nhiều quân sĩ đi theo. Tiếp theo là 100 người khiêng kiệu mặc áo đỏ, mũ đen. Ði đầu là kiệu của Thánh Mẫu có 18 nữ tướng theo sau rồi tiếp đến kiệu Bát Ðế, mỗi kiệu là một con ngựa và có 16 nam tướng mặc áo đỏ. Sau cùng đoàn rước có các vị mặc trang phục lễ hội, hương thân phụ lão và dân làng dự hội.



Lễ Rước Thánh.



   Bên cạnh phần Lễ, phần Hội trong lễ hội Đền Đô gồm có các trò vui như chọi gà, thi đấu vật, hát Quan họ và rất nhiều trò vui khác.



   Lễ hội Đền Đô là lễ hội truyền thống có từ rất lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân Đình Bảng tự nguyện gìn giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta. Với những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống, lễ hội Đền Đô như tiếng gọi của cội nguồn nhắn nhủ các thế hệ con cháu mai sau hãy biết trân trọng và gìn giữ tinh hoa văn hóa của cha ông bao đời xây đắp.

Hội Lim- Lễ Hội Kinh Bắc


   Hội Lim là một trong những lễ hội văn hóa lớn nhất Bắc Ninh.Và là lễ hội Kinh Bắc. Hình thành từ rất lâu về trước. Đến hẹn lại lên, các liền anh liền chị đến với nhau để ca hát,để có dịp tìm lại tuổi xuân,tìm duyên, tìm bạn. Sự kiện văn hóa độc đáo này đã trở thành tài sản vô giá trong văn hóa dân gian Việt Nam.




Hội Lim Xuân 2016.
 


   Cũng như mọi lễ hội khác. Lễ Hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công lao của các vị thần như lễ rước thánh, lễ tế và các trò hội dân gian khác để mua vui, thi tài.. Kết thúc lễ rước là vào lễ khai hội.



Lễ Rước Thánh.


  Đến với Hội Lim khách thập phương đi hội đều muốn xem, nghe và được hát quan họ cùng với các liền anh liền chị, đó cũng là đặc trưng cơ bản nhất của lễ hội này.


Du khách đi hội Lim.
 

   Quan họ là loại hình nghệ thuật dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc. Dân ca quan họ nổi tiếng không chỉ ở lời ca trữ tình, nồng nàn yêu cuộc sống và tình yêu lứa đôi, với 200 làn điệu âm nhạc rất đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác rất khó tìm thấy ở dân ca các vùng khác.

  Đến với hội Lim,du khách được xem và nghe hát trên đồi,sau chùa, hát trên thuyền và hát trong nhà.Lại có thể nghe hát đối (đôi nam, đôi nữ).Du khách đến hành hương, trẩy hội Lim còn được xem nhiều hoạt động văn hóa truyền thống khác của địa phương, hay là tham dự các trò chơi đu quay, chọi gà, đấu vật,... vốn là những trò chơi của hội làng cổ truyền mà hội Lim vẫn giữ lại như một di sản.

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Lễ hội đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh


Lễ hội Đền Bà Chúa Kho là một trong những lễ hội lớn ở Bắc Ninh, thuộc vào Lễ Hội Kinh Bắc.

  Hàng năm, tuy rằng cứ vào ngày 14 tháng Giêng là ngày chính của Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, nhưng ngay từ những ngày đầu tiên năm mới, kéo dài trong cả tháng Giêng, cụ thể là từ ngay sau khi giao thừa, thì du khách thập phương lại đổ về đền Bà Chúa Kho rất là đông.




Lễ hội Bà Chúa.

 Có người cầu an, cầu lộc, cầu tài nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm sung túc vốn liếng dồi dào, làm ăn phát đạt...

  Nghi thức “vay vốn” cũng rất chi là rõ ràng, người ta ghi trong lá sớ vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu thì sẽ trả. Với quan niệm có vay thì phải có trả, nên dù có làm ăn như thế nào thì người ta vẫn giữ đúng lời hứa của mình tức là tạ lễ cuối năm ở đền Bà Chúa Kho.




Trả lễ Bà Chúa. 

  Xung quanh đền Bà Chúa Kho có rất nhiều cửa hàng bán đồ cúng tế. Mâm lễ được du khách thập phương mua sắm tùy tâm,có khi đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ thì con gà, xôi, hay là mâm ngũ quả... chủ yếu là do thành tâm cầu khấn.

Người viết bài;MH

Đặc sắc lễ hội Diềm


  Lễ hội Đền thờ Vua Bà Thủy Tổ Quan họ hàng năm được tổ chức tại làng Diềm (hay còn gọi là làng Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch.Đây là một trong những lễ hội lớn trong Lễ Hội Kinh Bắc. Không ồn ào phô trương mà vẫn đậm chất Kinh Bắc.




  Tại đây, một năm có 4 tiết lệ: Hội Chùa diễn ra ngày Rằm tháng Giêng âm lịch(tức là ngày 15 tháng 1), Hội Đền thờ Vua Bà Thủy tổ Quan họ vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, Hội Tát giếng vào ngày 3 tháng 3 âm lịch và Hội Đình vào ngày 6 tháng 8 âm lịch. Nhưng sôi nổi và thu hút đông đảo du khách thập phương nhất vẫn là ngày hội Đền(mồng 6 tháng Giêng).



Đền Vua Bà Thủy tổ Quan họ.
 



  Trong 49 làng Quan họ gốc của vùng Kinh Bắc thì đây là địa bàn duy nhất có đền thờ Vua Bà Thủy tổ Quan họ. Chính vì điều đó, trước ngày khai mạc Hội Xuân với Hội thi hát Quan họ, hội thi sinh vật cảnh và hội Báo xuân, đoàn đại biểu của các tỉnh đến dâng hương để tưởng nhớ vị Vua Bà đã có công khai sinh, truyền dạy những làn điệu dân ca Quan họ đằm thắm sâu sắc. Làng Diềm ngày vào hội tấp nập du khách thập phương.



Lễ Rước Thánh. 



  Ngày chính hội là ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch, lễ hội Đền Vua Bà gồm có phần Lễ và Hội nhưng không tách biệt mà đan xen với nhau tạo nên bức tranh nhiều màu sắc tại khu vực trung tâm lễ hội - khoảng sân rộng phía trước Đền và Đình Diềm.



Hát Quan họ trên thuyền .
 



  Những tiếng hát còn nguyên vẹn lối xưa vang lên mang đến cho người nghe rất nhiều cung bậc cảm xúc. Dòng người hối hả đi hội làng Diềm khá đông nhưng không ồn ào, náo nhiệt. Họ đến để nghe hát Quan họ, để được chiêm ngưỡng cá thiêng ở Giếng Ngọc và đến để lễ đền, lễ chùa ngày làng vào hội. Đến với hội làng Diềm lần này tôi có nói chuyện với chị Dương Hồng ( Việt yên-bắc giang) chị cho biết đây là lần đầu tiên đến với hội Diềm, chị cảm thấy rất vui và tự hào về vùng đất Kinh Bắc.




Người viết bài: MH

Quan Họ Bắc Ninh là di sản văn hóa nhân loại



 Quan Họ Bắc Ninh là di sản văn hóa nhân loại.


Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca quan họ của vùng đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh ). Đây là môn nghệ thuật bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội … với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những "liền anh", "liền chị" hát quan họ và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân trong các Lễ Hội Kinh Bắc.




quan-ho-duoc-unesco-cong-nhan-là-di-san-van-hoa-the-gioi.jpg

Quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. 



  Vào lúc 19:55 (giờ Việt Nam) ngày 30/9/2009 ,Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại của nước ta.





  Hồ sơ Dân Ca Quan họ được Hội đồng chuyên môn của UNESCO đã đánh giá cao về giá trị văn hóa về tập quán xã hội, về nghệ thuật trình diễn, về kỹ thuật hát,về phong cách ứng xử văn hóa, bài bản, ngôn từ và cả về trang phục.






trang-phuc-quan-ho.jpg

Trang Phục Hát Quan Họ .


  Trong khi hát quan họ, trang phục của "liền anh" và "liền chị" có sự khác nhau. Trang phục của "liền chị" gồm nón ba tầm hay nón thúng quai thao, khăn vấn và khăn mỏ quạ, yếm áo, váy, thắt lưng, dép.Còn trang phục của "liền anh" gồm có khăn xếp,có ô lục soạn,có áo cánh bên trong và áo dài 5 thân bên ngoài, quần, dép.

  Quan họ là thể loại dân ca rất phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam và lưu truyền từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu(truyền miệng).Hát quan họ là hát đối đáp giữa "tốp nam" và "tốp nữ". Một "tốp nữ" của làng này hát với một "tốp nam" của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng.

  

Quan Họ Bắc Ninh

đã tồn tại trong môi trường văn hóa với những tập quán xã hội riêng. Đầu tiên là tập quán "kết chạ" giữa các làng quan họ với nhau. Từ tục "kết chạ", trong các "tốp" quan họ đã xuất hiện một tập quán xã hội riêng là tục kết bạn quan họ. Mỗi "tốp" quan họ của một làng đều kết bạn với một "tốp" quan họ ở làng khác theo nguyên tắc quan họ nam kết bạn với quan họ nữ và ngược lại. 


hat-quan-ho.jpg

Hát Quan Họ.

  Khi nói đến quan họ Bắc Ninh là nói đến ẩm thực quan họ. Đã là hát quan họ thì phải là trầu têm cánh phượng .Mâm cơm quan họ dùng mâm đan nghĩa là mâm gỗ hình tròn sơn đỏ, còn gọi là "mâm son", vừa trang trọng và thể hiện tình cảm thắm thiết của chủ nhà với khách. Các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng làng riêng nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, và không dùng thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng. 


Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Lễ Hội Kinh Dương Vương



  Lễ Hội Kinh Dương Vương diễn ra từ ngày 7 đến 9/2 (tức ngày 16 đến 18 tháng Giêng) tại 2 xã Đại Đồng Thành và xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong lễ hội lớn trong Lễ Hội Kinh Bắc với quy mô lớn hơn mọi năm.



  Sau lễ dâng hương tại đền thờ Kinh Dương Vương-Lạc Long Quân-Âu Cơ, nghi thức rước kiệu từ Đền ra Lăng Kinh Dương Vương và từ Lăng trở lại Đền theo nghi lễ truyền thống. Trong đoàn rước gồm có các hoạt động như: múa lân, múa rồng, và điểm nhấn là rước kiệu Kinh Dương Vương-Lạc Long Quân-Âu Cơ, tổ chức tế lễ theo nghi thức cung đình và làm lễ Nguyên tiêu... 

nghi-le-hoi-kinh-duong-vuong.jpg

Nghi Lễ Hội Kinh Dương Vương 

  Đến nay, trên trục đường đê chính về Lăng Kinh Dương Vương và tại 2 xã Đình Tổ và Đại Đồng Thành, các cơ quan chức năng của huyện Thuận Thành đã phân làn đường, treo băng rôn, khẩu hiệu, chỉ dẫn tuyên truyền và hướng dẫn du khách. Ban Chỉ đạo lễ hội của huyện đã duyệt các phương án phòng, chống cháy nổ, bảo đảm an ninh trật tự. 

  Đội kiểm tra liên ngành tăng cường cùng xã Đại Đồng Thành rà soát lại các điểm kinh doanh và dịch vụ văn hóa, bảo đảm ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động tôn giáo trái phép, các hoạt động mê tín dị đoan, lưu hành văn hóa phẩm không lành mạnh. Phòng y tế đã triển khai công tác vệ sinh phòng dịch, bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng cường nhân lực và phương tiện chăm sóc sức khỏe nhân dân và khách thập phương về dự lễ hội. 

mung-le-hoi-kinh-duong-vuong.jpg

Mừng Lễ Hội Kinh Dương Vương 

   Lễ Hội Kinh Dương Vương nhằm nâng cao giá trị truyền thống lịch sử văn hóa và hướng tới hình thành tuyến du lịch gắn với các di tích lịch sử văn hóa tín ngưỡng ở Thuận Thành như: chùa Dâu, Thành cổ Luy Lâu, chùa Bút Tháp, với Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương; làng tranh Đông Hồ và nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Trung tâm lễ hội năm nay là Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân–Âu Cơ ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành. Tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình tu sửa, tái tạo di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương với tổng mức đầu tư hơn 47 tỷ đồng trên tổng diện tích hơn 30ha do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh làm chủ đầu tư. Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2008.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Lễ Hội Thau



  Mới đây, Đình làng Kim Thao (Bắc Ninh) đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nơi đây không chỉ bảo tồn được khá nguyên vẹn những đường nét kiến trúc của thời Lê - Nguyễn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa dân gian đặc sắc.



le-ruoc-hoi-thao.jpg

Lễ Rước Hội Thau
 


  Kim Thao là một trong bốn xã thuộc tổng Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; Lễ Hội Làng Kim Thao hàng năm được tổ chức trong ba ngày từ ngày 13 đến ngày 15 , với nhiều nghi lễ truyền thống độc đáo, ở nơi đây thờ tam vị Thần Hoàng và được tổ chức luân phiên ở ba làng Kim Thao , Lâm Thao, Ngọc Khám , vào các năm. Lễ hội mang đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Lễ hội Kim Thao còn được gọi là "Hội Thau" là một  trong những Lễ Hội Kinh Bắc đặc sắc. Đình làng Kim Thao không chỉ là công trình kiến trúc lâu đời của nhân dân địa phương mà còn là nơi lưu giữ những hoạt động văn hóa tín ngưỡng cộng đồng tiêu biểu, góp phần bảo tồn văn hóa bản địa.


hat-quan-ho-hoi-thao.jpg


Hát Quan Họ Hội Thau 


  Ông Nguyễn Đăng Thiết, Phó Trưởng ban tổ chức Lễ Hội Làng Kim Thao cho biết: Lễ hội Đình làng Kim Thao hàng năm được tổ chức là nét văn hóa truyền thống nhằm giữ gìn, phát huy văn hóa cổ truyền của ông cha để lại. Chúng tôi rất vinh dự vì Đình làng Kim Thao được đón Bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Đình làng Kim Thao được xây dựng từ thời Lê (khoảng thế kỉ 17), tôn vinh ba vị Thành hoàng Vĩnh Dụ, Phù Linh, Thiên Minh là con trai bảng nhãn - nhà sử học Lê Văn Hưu, đã có công đánh giặc giữ cho vận nước yên bình. Đình có quy mô bề thế nằm ngay đúng vị trí ngày nay. Hiện tại di tích còn bảo tồn khá nguyên vẹn các công trình kiến trúc với kết cấu gỗ, những mảng trạm khắc trang trí của kiến trúc Lê - Nguyễn, trên hệ thống các bức cốn, dây triện, đòn bẩy…

  Đình làng Kim Thao được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia không chỉ tôn vinh giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật của ngôi đình mà còn thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt.


Hội Đền Cao Lỗ Vương




Bắc Ninh: Lễ hội tưởng niệm Cao Lỗ Vương


  Hội Đền Cao Lỗ Vương thường được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, tại làng Tiểu Than, xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình. Lễ hội nhằm tưởng nhớ, ghi khắc công lao muôn đời của các bậc tiền nhân - những người đã có công đánh giặc giữ nước, giữ yên bờ cõi. Hội đền Cao Lỗ Vương cũng là một trong những lễ hội lớn của Lễ Hội Kinh Bắc.


  Theo những sử liệu, thần tích còn lưu truyền, Cao Lỗ người quê vùng Lục Đầu- Bình Than, trong cuộc chiến đấu đánh đuổi giặc Triệu Đà để bảo vệ nhà nước Âu Lạc, ông đã anh dũng hy sinh ở tại chân thành Cổ Loa, thi hài được hổ tha về quê. Dân làng trông thấy liền kéo nhau ra đánh đuổi hổ và làm lễ an táng cho ông, dấu tích xưa còn đó là lăng mộ ông tại làng Tiểu Than. Đền thờ ông tại làng Đại Trung, đình làng Tiểu Than và lăng mộ Cao Lỗ Vương đều được Nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.

 Vào mồng 10 tháng 3 âm lịch - ngày sinh của Cao Lỗ Vương, người dân bẩy làng quanh vùng cùng phối hợp tổ chức tế lễ ở đền Đại Trung, sau đó mỗi làng đều tổ chức lễ hội theo tục lệ nhằm bày tỏ ghi nhớ công đức vị danh tướng của quê hương. Với làng Tiểu Than, lễ hội có những nét độc đáo riêng. Ngày mùng 9 tháng 3 dân làng tổ chức rước Long Đình cùng nhiều lễ vật mang ra lăng mộ Ngài để làm lễ tuyên văn, và sau đó vào nhà cụ Thủ sắc (người chuyên giữ sắc thờ của làng) rước văn ra đình.

  Sáng ngày mùng 10 tiến hành rước song hành kiệu và lễ vật xuống đền để làm lễ tế chung. Đám rước uy nghiêm bao gồm trống khẩu, lọng, quạt, chiêng trống cùng long đình, bát bửu, cờ hội, súng lệnh...


le-ruoc-hoi-cao-lo-vuong.jpg


Lễ Rước Hội  Cao Lỗ Vương



  Trong những ngày Lễ Hội Truyền Thống , làng tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi dân gian như vật, tam cúc điếm, hát cô đầu; đặc sắc nhất là trò múa bông, đuổi bệt, tạo nét hấp dẫn riêng trong không gian lễ hội nơi thôn quê.Tương truyền cây bông bằng tre được vót như đũa bông và chia làm ba đoạn với sáu phôi bông. Người múa bông là một thôn nữ thanh tân mặc áo the thắt lưng bó cạnh, hai tay cầm hai cây bông múa theo điệu trống giữ nhịp. Mỗi tiết mục được múa khoảng hơn nửa tiếng, và trước khi kết thúc cô gái đưa cây bông lên miệng ngậm một vài sợi phôi sau rồi vứt cây bông ra, dân làng tranh nhau đến cướp. Nếu ai tranh được coi như năm ấy gia đình, họ tộc sẽ gặp được nhiều may mắn tốt lành. Với trò “Đuổi bệt” còn gọi là đuổi hổ được lưu truyền nhằm diễn lại sự tích dân làng đuổi hổ lấy thi hài của Cao Lỗ Vương để an táng. Vào ngày hội dân làng cho đặt một cái bàn trước nhang án và quây màn tượng trưng làm một quán rượu. Trong màn, một bậc cao niên đóng vai ông chú đang uống rượu say,còn bên ngoài là hai cháu bé một bé trai và một bé gái. Khi vị quan viên cầm sách đọc bài “Văn dã”, hai cháu đọc lại theo từng nhịp, hết mỗi đoạn lại quay ba vòng. Phía bên ngoài, người đội lốt giả làm hổ là một thanh niên đang lấp ngoài đầu đình với cành cây che kín. Bài văn dã kết thúc, ba chú cháu cùng cầm gậy ra đuổi hổ. Người và hổ giao tranh ba vòng xung quanh đình,cho đến khi hổ mệt và chạy ra Miễu (khu vực lăng mộ của Cao Lỗ Vương), ba chú cháu lấy được lốt hổ đem đốt tượng trưng cho việc đã giết được hổ giành lại thi hài Cao Lỗ Vương và dân làng đem an táng tại Miễu.

nhung-hoat-dong-tuong-nho-cao-lo-vuong.jpg



Những Hoạt Động Tưởng Nhớ Cao Lỗ Vương



  Lễ Hội Đền Cao Lỗ Vương ngày nay vẫn luôn được người dân bẩy làng cùng tôn thờ ông phối hợp tổ chức với nhiều nghi thức tế lễ, rước sách uy nghiêm tại đền, mở nhiều hoạt động văn hoá, nhiều trò chơi dân gian tại đình chùa làng, để thể hiện đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn, và tình đoàn kết gắn bó bền chặt của các làng xã vùng sông nước Lục Đầu- Bình Than- nơi ghi dấu ấn nhiều chiến công lừng lẫy trong lịch sử chống xâm lược của nước Đại Việt xưa.

Lễ Hội Đền Đô



  

Lễ Hội Đền Đô được tổ chức trong vào 3 ngày 14, 15, 16 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại làng Ðình Bảng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, âm vang tiếng gọi cội nguồn để kỷ niệm ngày Thái tổ Lý Công Uẩn đăng quang, khai mở cho một vương triều hưng thịnh, tạo dựng, phát triển quốc gia và nền văn hoá Đại Việt rực rỡ.

  Lễ Hội Đền Đô diễn ra trong 3 ngày (từ 14 – 16 tháng 3 Âm lịch) nhưng ngày chính là ngày 16/03 - đây chính là ngày mà vua Lý Thái Tổ lên ngôi, có lễ trình thánh, rước kiệu long trọng. Ðám rước với sự tham gia của hàng vạn người từ chùa Kim Ðài đến đền Ðô (khoảng 3 km). Ði đầu đám rước gồm có một đoàn tướng võ, cởi trần, đóng khố, tay cầm truỳ đồng và hàng trăm quân sĩ đi theo. Tiếp đến là 100 người khiêng kiệu mặc áo đỏ, đội mũ đen. Ði đầu là kiệu của Thánh Mẫu có 18 nữ tướng theo sau hộ tống rồi đến kiệu Bát Ðế, mỗi kiệu một con ngựa và có 16 nam tướng mặc áo đỏ. Sau cùng đoàn rước là các vị mặc sắc phục lễ hội, các vị hương thân, phụ lão và dân làng dự hội, cả những du khách thập phương, cờ lọng che rợp đồng nội, tiếng trống vang trời. 

phan-le-den-do.jpg

Phần Lễ Đền Đô 




 Bên cạnh phần lễ, phần hội trong lễ hội Đền Đô gồm có các trò vui như thi đấu vật, trọi gà, thả chim bồ câu, hát Quan họ và nhiều trò vui khác.

mua-rong-den-do.jpg

Múa Rồng Đền Đô
   Lễ hội Đền Đô là Lễ Hội Truyền Thống Bắc Ninh có từ lâu đời và trở thành một phong tục được người dân Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Với những giá trị văn hoá lịch sử truyền thống, lễ hội Đền Đô như tiếng gọi của nguồn cội nhắn nhủ các thế hệ mai sau hãy biết trân trọng và gìn giữ tinh hoa cha ông bao đời xây đắp.

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Bắc Ninh: Hội Làng Đồng Kỵ






Bắc Ninh: Hội Làng Đồng Kỵ 


  Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa công nhận cho lễ hội truyền thống: Rước pháo làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) vào ngày 19/1/2016.






dinh-lang-dong-ky.jpg



Đình Làng Đồng Kỵ 


  Lễ Hội Làng Đồng Kỵ là phong tục thi pháo (do đó lễ hội còn có tên gọi là hội pháo). Theo đó. những nhà có pháo to, thường mời phường kèn, phường đánh trống đến cùng rước. Khi rước, cứ đi một đoạn lại đốt một tràng pháo nhỏ. Khi hạ pháo xuống sân đình làng, người nhà đốt pháo cuối cùng, gia đình nào có pháo phải mang trầu cau mời bà con đến xem. Khi các nhà đã mang pháo ra đình, hội thi pháo cũng bắt đầu. Người đánh trống đánh ba hồi báo hiệu, pháo nhỏ nhất đốt trước pháo lớn sẽ đốt sau. Chủ pháo chít khăn nhiễu điều, thắt lưng lục đỏ, tay cầm bó hương quay vào đình để làm lễ. Dứt 3 tiếng trống, chủ pháo tiến lên 3 bước để vái thần, để vái các quan và các cụ bô lão rồi đốt. Trống ngắt, pháo nổ và cứ sau mỗi quả pháo nổ thì xuân đài lại có 4 hồi trống lệnh của 4 giáp đánh lên tiếp. Tiếng pháo chấp hiệu (quả pháo nổ sau cùng to và đẹp nhất) tượng trưng lệnh thu quân toàn thắng.

le-hoi-ruoc-phao.jpg

Lễ Hội Rước Pháo



  Lễ hội tháng giêng bắc ninh với các tục lệ thú vị, mang lại không khí vui vẻ ngày xuân năm mới này, thu hút được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng dân cư và dư luận. Các lễ hội ở Bắc Ninh có làng Đồng Kỵ là một trong những làng có lễ rước to nhất. Ngoài lễ rước lễ hội còn nhiều hoạt động khác như là: chọi gà, hát chèo , hát quan họ,...

hat-quan-ho.jpg

Hát Quan Họ 



   Trong các Lễ Hội Tháng Giêng Bắc Ninh ,cứ đến mồng 4 tết là mọi người dân làng Đồng Kỵ lại nô nức ra đình bắt đầu đợt lễ hội kéo dài ba ngày. Đồng Kỵ trước đây vốn nổi tiếng bởi nghề làm pháo và đi rước pháo, thi bắn pháo là một phần không thể thiếu trong lễ hội. Kể từ khi nhà nước có quyết định cấm pháo, nội dung này đã bị loại khỏi chương trình lễ hội.Tuy nhiên chỉ là một lễ hội ở quy mô không lớn nhưng Hội làng Đồng Kỵ vẫn nổi tiếng khắp cả nước vì vẫn duy trì được nét truyền thống đặc sắc.


Lễ Hội Chùa Bút Tháp



"Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy chùa Bút Tháp thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng ba thì về hội Chùa Bút Tháp"



Lễ Hội Chùa Bút Tháp là Lễ Hội Truyền Thống ở Bắc Ninh được tổ chức hàng năm vào hai ngày 23 và 24 tháng 3 âm lịch tại chùa Bút Tháp, ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội gồm hai phần, trong đó phần lễ với những hoạt động tín ngưỡng: Lễ cúng các Phật, Lễ dâng hương, Lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, Lễ cúng Tổ Tiên... được diễn ra chủ yếu trong khu nội tự.
Chùa Bút Tháp là một trong những di tích Phật giáo độc đáo của Đồng bằng Bắc Bộ, việc tổ chức Lễ Hội Kinh Bắc truyền thống chùa Bút Tháp đã phần nào đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân và khách thập phương.



le-hoi-chua-but-thap.jpg

Lễ Hội Chùa Bút Tháp


Phần lễ diễn ra trong khu vực nội tự với các hoạt động tín ngưỡng như là: lễ cúng phật, lễ dâng hương, lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, lễ cúng Tổ… Sau khi thực hiện các nghi thức lễ tế, mọi người được chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật độc đáo của ngôi chùa như: cầu đá, cối xay gạo, tháp bút, pho tượng phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay-một bảo vật quý hiếm của Quốc gia



tuong-phat-nghin-tay.jpg

Tượng Phật Nghìn Tay


Phần lễ diễn ra trong khu vực nội tự với các hoạt động tín ngưỡng như là: lễ cúng phật, lễ dâng hương, lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, lễ cúng Tổ… Sau khi thực hiện các nghi thức lễ tế, mọi người được chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật độc đáo của ngôi chùa như: cầu đá, cối xay gạo, tháp bút, pho tượng phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay-một bảo vật quý hiếm của Quốc gia.


Nói đến Bắc Ninh, Lễ Hội Tháng Giêng Bắc Ninh ta không thể không nói đến chùa Bút Tháp. Ðây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó. Ðến với chùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa.

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

Lễ Hội Đình Làng Đình Bảng


Lễ Hội Đình Làng Đình Bảng
Thứ nhất là Đình Đông Khang
Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang Đình Diềm.




  Khởi dựng trong suốt 200 năm từ cho tới nay đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm của nhân dân địa phương và một vùng xứ Bắc.
  Lễ Hội Bắc Ninh hằng năm có Lễ Hội Đình Bảng diễn ra từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 3 âm lịch, để tưởng nhớ 3 nhiên thần là Cao Sơn Đại Vương (Thần Núi), Thủy Bá Đại Vương (Thần Nước), Bạch Lệ Đại Vương (Thần Đất) và 6 vị thần là 6 vị tổ của 6 dòng họ có công xây dựng lại làng sau cuộc tàn phá của quân Minh vào thế kỷ XV. Sau lễ là phần hội, tổ chức các trò chơi đấu vật, chọi gà...


dinh-lang-dinh-bang.jpg

Đình Làng Đình Bảng 


  Khi thời kỳ cách mạng, Đình Bảng còn để lại cho một di tích quan trọng nữa là nhà cụ Đám Thi – nơi Trung ương Đảng đã họp hội nghị và đề ra chủ trương lớn “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 9/3/1945,góp phần thắng lợ cách mạng tháng Tám_1945. Trong các Lễ Hội Bắc Ninh ngày hội đình, dân làng Đình Bảng còn dành riêng một ngày đón "Cha anh" từ Cẩm Giàng (Hải Dương) sang dự hội Đình Làng. Đây là một trong những nét văn hóa cổ của người Việt còn được lưu giữ qua tục "kết chạ" - cũng như phong trào kết nghĩa với các địa phương như hiện nay . Lễ Hội Kinh Bắc thể hiện truyền thống hiếu khách của người Kinh Bắc.
   Đến lễ hội bạn sẽ được thấy lại những nghi lễ cổ gìn giữ nhiều đời với lễ tế, lễ dâng phẩm vật ... gợi lại ký ức về quá trình mở đất, mở ra làng từ thủa xa xưa. Những nghi lễ này được giới nghiên cứu văn hóa đã đánh giá là như nguyên bản từ khi khởi dựng mà không bị thời gian mai một. Bạn cũng sẽ rất hào hứng khi được xem các trò diễn hội đình như chọi gà, đấu vật, ... cùng các trò chơi lễ hội khác được tổ chức. Nhưng thú vị nhất vẫn là xem hát chèo đò hát Quan họ và đấu vật.

dau-vat-dinh-bang.jpg

Đấu Vật Hội Đình Bảng  



  Người hát Quan họ hát những câu giã bạn nhưng chỉ là tạm thời chia tay. Đầu xuân, không khí lễ hội còn nồng nàn hàng năm.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho



Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh.
   Hàng năm, LỄ HỘI THÁNG GIÊNG BẮC NINH vào 14 tháng Giêng là ngày chính của Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, kéo dài trong cả tháng Giêng, thời khắc giao thừa xong thì dòng người lại đổ về đền Bà Chúa Kho nườm nượp.



le-hoi-den-ba-chua-kho.jpg

Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho


   Sau này bà trở thành hoàng hậu dưới triều Lý, giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước ta, giữ gìn kho lương thực. Bà bị giặc sát hại trong khi phát lương thực cứu đỡ dân làng. Dân ta cảm kích tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho.


dong-nguoi-den-le-hoi-ba-chua-kho

Dòng người đến lễ hội Bà Chúa Kho  


   Do có tiếng thiêng lâu đời, vậy nên yếu tố tâm linh và phong phú về đồ Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho ( TP Bắc Ninh) thì ít có ngôi đền nào trên cả nước sánh được. Mặc dù tiền vay-tiền trả đều chỉ là vàng mã, tức là chỉ mang tính ước lệ, nhưng giá của những thứ đó có thể tới hàng triệu tiền thật. Vậy người ta quan niệm rằng, đồ lễ hậu hĩnh để vừa làm đẹp lòng thần thánh, vừa kỳ vọng trong làm ăn thực tế sẽ đạt được lợi nhuận tương xứng với mức chi phí đã bỏ ra.


di-le-ba-chua-kho.jpg

Đi Lễ ở Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh 
    Lễ Hội Kinh Bắc ở Bà Chúa kho mang đến cho họ một tâm thế tự tin để khởi sự công việc trong năm vì sẽ có thần linh phù hộ. Mặt khác, nguyên tắc đã “vay” thì có “trả” được những người đi lễ ý thức như một thói quen tâm linh, khiến họ không ngừng cố gắng vươn lên để giữ “chữ tín” với Bà Chúa Kho. Với ý niệm này, tâm linh và thế tục đã có sự hòa quyện. 


  Bà Chúa Kho là người phụ nữ có nhan sắc, bà khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông giữ kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà còn có nhiều chiêu dân lập ấp ở Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp người dân khai thác đất đai nông nghiệp.


    Trong dịp Lễ hội xung quanh đền Bà Chúa Kho có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế, đông đúc người vào ra. Mâm lễ khách đã hành hương mua sắm tùy tâm mọi người, là nén hương, bông hoa và tập tiền âm phủ, cầu kỳ hơn thì con gà đĩa xôi, hay mâm ngũ quả ... chủ yếu là thành tâm cầu khấn.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Lễ Hội Chọi Trâu


  Vào ngày 2-3 tháng 3 hàng năm. Tại Phú Sơn TP.Bắc Ninh Lễ Hội Chọi Trâu được diễn ra với hàng vạn sự mong đợi của khán giả và tín đồ đam mê chọi trâu.


hoi-choi-trau.jpg

Hội Chọi Trâu 


     Lễ Hội Kinh Bắc - Hội chọi trâu vào ngày này sẽ có 24 chú trâu chọi được đưa về tại sân vận động suối hoa TP.Bắc Ninh để kiểm tra sức khỏe, và tiêu chuẩn để tham gia hội chọi trâu. Theo lời của ban tổ chức Lễ Hội Chọi Trâu  Bắc Ninh thì những chú trâu chọi phải qua vòng sơ tuyển khá ngặt. Vòng ngực phải đủ 200 centimet và cơ số những tiêu chí khác. Những chú trâu chọi này được các tổ chức hoặc cá nhân tại khu vực và các tỉnh thành lân cận mang về để tham gia giải. Chỉ cần nhìn thoáng qua là bạn có thể thấy những chú trâu chọi này khác hẳn so với những chú trâu bình thường. Gần như một vận động viên những chú trâu chọi được chủ chăm sóc khá kỹ lưỡng và được huấn luyện viên rèn luyện rất công phu.
  Những chú trâu chọi này cũng được lựa chọn rất kỹ lưỡng từ những chú trâu khác. Có khi những người chủ trâu phải đi khắp các tỉnh thành để tìm được một chú trâu chọi thích hợp. Và đương nhiên cũng có những chuẩn mực cho việc chọn trâu như " Da đồng, Lông móc, Một khoang bốn khoáy... Hàm đen Tóc Tráp...



  Trong ngày đầu tiên tham gia hội thì những chú trâu chọi được thả chung vào với nhau. Chỉ cần hạ gục được 1 chú trâu chọi khác thì sẽ được vào vòng trong. Chính vì thế chỉ sau 1 ngày của hội thì số lượng đã giảm đi một nửa.


  Và sau khi những chú trâu chọi này được mọi người tôn kính gọi là "ông trâu". ông trâu giật giải nhất thì được tôn vinh là " cụ trâu "

  Và một phần làm cho hội chọi trâu được mọi người dõi theo đó chính là giải thưởng rất lớn cho " cụ trâu ". 
Giải nhất: 200.000.000 đ 
Giải Nhì : 60.000.000 đ 
Giải Ba : 40.000.000 đ 
Giải Cặp trâu đánh hay nhất : 10.000.000 đ 
Giải trâu gan dạ: 5.000.000 đ 
Giải trâu có đòn đánh hiểm: 5.000.000 đ 
Một trong những pha hay nhất của chọi trâu đó là đòn kết thúc nhanh nhất. Được gọi là Buffalo Fight Fest hay cú húc búa tạ.