Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Lễ Hội Kéo Co thôn Hữu Chấp thành di sản

Hằng năm, vào ngày mồng 4 tết tại thôn Hữu Chấp, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Chính quyền và nhân dân xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh đã tổ chức lễ hội Kéo Co thôn Hữu Chấp và khai hội Kéo co truyền thống. Đây là lễ hội Kinh Bắc lâu đời nhất đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.



Lễ Hội Kéo Co
Trò chơi Kéo co làng Hữu Chấp là một trong những nghi thức chính trong lễ hội truyền thống của làng, tồn tại gần 400 năm và được tổ chức trang trọng 2 năm/lần.Lễ hội Kéo co truyền thống lâu đời nhất của vùng Kinh Bắc với hàng trăm năm tồn tại và đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây .Đồ kéo co sử dụng bằng 2 cây tre to lồng vào nhau và tết thêm các đoạn dây lạt tre để tạo thành 3 con nhện xoắn. Sau khi bện xong 3 con nhện, tre sẽ được mang treo tại cửa đình làng suốt Tết và chỉ hạ xuống vào ngày hội.70 Thanh niên được chia đều làm hai bên Đông và Tây để thi với nhau trong trang phục quần lụa trắng, ở trần, đầu đội khăn xanh hoặc đỏ. Dưới hiệu lệnh của 4 ông “Hóa” trong làng bằng cờ đuôi nheo, trò kéo co diễn ra trong 3 hiệp đấu, bên nào thắng 2/3 ván được coi là thắng cuộc, thường thì bên Đông thắng cuộc và dân làng quan niệm năm đó sẽ được mùa màng.



Kéo Co Làng Hữu Chấp.

Trò chơi kéo co dân gian thôn Hữu Chấp chỉ diễn ra trong ngày hội của làng là một trò chơi có ý nghĩa thúc đẩy việc rèn luyện sức khoẻ tốt, nên chăng việc tổ chức hội thi kéo co cần phải diễn ra thường xuyên hơn, tạo nếp sinh hoạt cho nhân dân . Trò chơi dân gian góp phần giáo dục cho người dân về tính tập thể, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất,có sức khoẻ dẻo dai hơn và có sức chịu đựng giúp người dân ngày càng phát triển toàn diện về trí, đức, thẩm, mỹ.Kéo co Hữu Chấp thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tham gia. Đây là hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống vui tươi, lành mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa vùng quê Kinh Bắc.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Hội Đền Đô-Lễ Hội Kinh Bắc

Lễ Hội Đền Đô

    Lễ hội Đền Đô tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch hằng năm tại xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là lễ hội mang đậm chất bản sắc dân tộc,là một trong những lễ hội lớn thuộc Lễ Hội Kinh Bắc.



Lễ Hội Đền Đô. 



   Lễ hội Đền Đô có ngày chính hội là ngày 16/3 - ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi Hoàng Đế. Hội gồm có lễ trình thánh, rước kiệu rất long trọng. Ðám rước với hàng vạn người tham gia rước từ chùa Kim Ðài đến Đền Ðô. Ði đầu đám rước kiệu gồm có một đoàn tướng võ, cởi trần, đóng khố, tay cầm trùy đồng và rất nhiều quân sĩ đi theo. Tiếp theo là 100 người khiêng kiệu mặc áo đỏ, mũ đen. Ði đầu là kiệu của Thánh Mẫu có 18 nữ tướng theo sau rồi tiếp đến kiệu Bát Ðế, mỗi kiệu là một con ngựa và có 16 nam tướng mặc áo đỏ. Sau cùng đoàn rước có các vị mặc trang phục lễ hội, hương thân phụ lão và dân làng dự hội.



Lễ Rước Thánh.



   Bên cạnh phần Lễ, phần Hội trong lễ hội Đền Đô gồm có các trò vui như chọi gà, thi đấu vật, hát Quan họ và rất nhiều trò vui khác.



   Lễ hội Đền Đô là lễ hội truyền thống có từ rất lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân Đình Bảng tự nguyện gìn giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta. Với những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống, lễ hội Đền Đô như tiếng gọi của cội nguồn nhắn nhủ các thế hệ con cháu mai sau hãy biết trân trọng và gìn giữ tinh hoa văn hóa của cha ông bao đời xây đắp.

Hội Lim- Lễ Hội Kinh Bắc


   Hội Lim là một trong những lễ hội văn hóa lớn nhất Bắc Ninh.Và là lễ hội Kinh Bắc. Hình thành từ rất lâu về trước. Đến hẹn lại lên, các liền anh liền chị đến với nhau để ca hát,để có dịp tìm lại tuổi xuân,tìm duyên, tìm bạn. Sự kiện văn hóa độc đáo này đã trở thành tài sản vô giá trong văn hóa dân gian Việt Nam.




Hội Lim Xuân 2016.
 


   Cũng như mọi lễ hội khác. Lễ Hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công lao của các vị thần như lễ rước thánh, lễ tế và các trò hội dân gian khác để mua vui, thi tài.. Kết thúc lễ rước là vào lễ khai hội.



Lễ Rước Thánh.


  Đến với Hội Lim khách thập phương đi hội đều muốn xem, nghe và được hát quan họ cùng với các liền anh liền chị, đó cũng là đặc trưng cơ bản nhất của lễ hội này.


Du khách đi hội Lim.
 

   Quan họ là loại hình nghệ thuật dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc. Dân ca quan họ nổi tiếng không chỉ ở lời ca trữ tình, nồng nàn yêu cuộc sống và tình yêu lứa đôi, với 200 làn điệu âm nhạc rất đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác rất khó tìm thấy ở dân ca các vùng khác.

  Đến với hội Lim,du khách được xem và nghe hát trên đồi,sau chùa, hát trên thuyền và hát trong nhà.Lại có thể nghe hát đối (đôi nam, đôi nữ).Du khách đến hành hương, trẩy hội Lim còn được xem nhiều hoạt động văn hóa truyền thống khác của địa phương, hay là tham dự các trò chơi đu quay, chọi gà, đấu vật,... vốn là những trò chơi của hội làng cổ truyền mà hội Lim vẫn giữ lại như một di sản.

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Lễ hội đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh


Lễ hội Đền Bà Chúa Kho là một trong những lễ hội lớn ở Bắc Ninh, thuộc vào Lễ Hội Kinh Bắc.

  Hàng năm, tuy rằng cứ vào ngày 14 tháng Giêng là ngày chính của Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, nhưng ngay từ những ngày đầu tiên năm mới, kéo dài trong cả tháng Giêng, cụ thể là từ ngay sau khi giao thừa, thì du khách thập phương lại đổ về đền Bà Chúa Kho rất là đông.




Lễ hội Bà Chúa.

 Có người cầu an, cầu lộc, cầu tài nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm sung túc vốn liếng dồi dào, làm ăn phát đạt...

  Nghi thức “vay vốn” cũng rất chi là rõ ràng, người ta ghi trong lá sớ vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu thì sẽ trả. Với quan niệm có vay thì phải có trả, nên dù có làm ăn như thế nào thì người ta vẫn giữ đúng lời hứa của mình tức là tạ lễ cuối năm ở đền Bà Chúa Kho.




Trả lễ Bà Chúa. 

  Xung quanh đền Bà Chúa Kho có rất nhiều cửa hàng bán đồ cúng tế. Mâm lễ được du khách thập phương mua sắm tùy tâm,có khi đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ thì con gà, xôi, hay là mâm ngũ quả... chủ yếu là do thành tâm cầu khấn.

Người viết bài;MH

Đặc sắc lễ hội Diềm


  Lễ hội Đền thờ Vua Bà Thủy Tổ Quan họ hàng năm được tổ chức tại làng Diềm (hay còn gọi là làng Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch.Đây là một trong những lễ hội lớn trong Lễ Hội Kinh Bắc. Không ồn ào phô trương mà vẫn đậm chất Kinh Bắc.




  Tại đây, một năm có 4 tiết lệ: Hội Chùa diễn ra ngày Rằm tháng Giêng âm lịch(tức là ngày 15 tháng 1), Hội Đền thờ Vua Bà Thủy tổ Quan họ vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, Hội Tát giếng vào ngày 3 tháng 3 âm lịch và Hội Đình vào ngày 6 tháng 8 âm lịch. Nhưng sôi nổi và thu hút đông đảo du khách thập phương nhất vẫn là ngày hội Đền(mồng 6 tháng Giêng).



Đền Vua Bà Thủy tổ Quan họ.
 



  Trong 49 làng Quan họ gốc của vùng Kinh Bắc thì đây là địa bàn duy nhất có đền thờ Vua Bà Thủy tổ Quan họ. Chính vì điều đó, trước ngày khai mạc Hội Xuân với Hội thi hát Quan họ, hội thi sinh vật cảnh và hội Báo xuân, đoàn đại biểu của các tỉnh đến dâng hương để tưởng nhớ vị Vua Bà đã có công khai sinh, truyền dạy những làn điệu dân ca Quan họ đằm thắm sâu sắc. Làng Diềm ngày vào hội tấp nập du khách thập phương.



Lễ Rước Thánh. 



  Ngày chính hội là ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch, lễ hội Đền Vua Bà gồm có phần Lễ và Hội nhưng không tách biệt mà đan xen với nhau tạo nên bức tranh nhiều màu sắc tại khu vực trung tâm lễ hội - khoảng sân rộng phía trước Đền và Đình Diềm.



Hát Quan họ trên thuyền .
 



  Những tiếng hát còn nguyên vẹn lối xưa vang lên mang đến cho người nghe rất nhiều cung bậc cảm xúc. Dòng người hối hả đi hội làng Diềm khá đông nhưng không ồn ào, náo nhiệt. Họ đến để nghe hát Quan họ, để được chiêm ngưỡng cá thiêng ở Giếng Ngọc và đến để lễ đền, lễ chùa ngày làng vào hội. Đến với hội làng Diềm lần này tôi có nói chuyện với chị Dương Hồng ( Việt yên-bắc giang) chị cho biết đây là lần đầu tiên đến với hội Diềm, chị cảm thấy rất vui và tự hào về vùng đất Kinh Bắc.




Người viết bài: MH

Quan Họ Bắc Ninh là di sản văn hóa nhân loại



 Quan Họ Bắc Ninh là di sản văn hóa nhân loại.


Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca quan họ của vùng đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh ). Đây là môn nghệ thuật bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội … với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những "liền anh", "liền chị" hát quan họ và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân trong các Lễ Hội Kinh Bắc.




quan-ho-duoc-unesco-cong-nhan-là-di-san-van-hoa-the-gioi.jpg

Quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. 



  Vào lúc 19:55 (giờ Việt Nam) ngày 30/9/2009 ,Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại của nước ta.





  Hồ sơ Dân Ca Quan họ được Hội đồng chuyên môn của UNESCO đã đánh giá cao về giá trị văn hóa về tập quán xã hội, về nghệ thuật trình diễn, về kỹ thuật hát,về phong cách ứng xử văn hóa, bài bản, ngôn từ và cả về trang phục.






trang-phuc-quan-ho.jpg

Trang Phục Hát Quan Họ .


  Trong khi hát quan họ, trang phục của "liền anh" và "liền chị" có sự khác nhau. Trang phục của "liền chị" gồm nón ba tầm hay nón thúng quai thao, khăn vấn và khăn mỏ quạ, yếm áo, váy, thắt lưng, dép.Còn trang phục của "liền anh" gồm có khăn xếp,có ô lục soạn,có áo cánh bên trong và áo dài 5 thân bên ngoài, quần, dép.

  Quan họ là thể loại dân ca rất phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam và lưu truyền từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu(truyền miệng).Hát quan họ là hát đối đáp giữa "tốp nam" và "tốp nữ". Một "tốp nữ" của làng này hát với một "tốp nam" của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng.

  

Quan Họ Bắc Ninh

đã tồn tại trong môi trường văn hóa với những tập quán xã hội riêng. Đầu tiên là tập quán "kết chạ" giữa các làng quan họ với nhau. Từ tục "kết chạ", trong các "tốp" quan họ đã xuất hiện một tập quán xã hội riêng là tục kết bạn quan họ. Mỗi "tốp" quan họ của một làng đều kết bạn với một "tốp" quan họ ở làng khác theo nguyên tắc quan họ nam kết bạn với quan họ nữ và ngược lại. 


hat-quan-ho.jpg

Hát Quan Họ.

  Khi nói đến quan họ Bắc Ninh là nói đến ẩm thực quan họ. Đã là hát quan họ thì phải là trầu têm cánh phượng .Mâm cơm quan họ dùng mâm đan nghĩa là mâm gỗ hình tròn sơn đỏ, còn gọi là "mâm son", vừa trang trọng và thể hiện tình cảm thắm thiết của chủ nhà với khách. Các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng làng riêng nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, và không dùng thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng. 


Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Lễ Hội Kinh Dương Vương



  Lễ Hội Kinh Dương Vương diễn ra từ ngày 7 đến 9/2 (tức ngày 16 đến 18 tháng Giêng) tại 2 xã Đại Đồng Thành và xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong lễ hội lớn trong Lễ Hội Kinh Bắc với quy mô lớn hơn mọi năm.



  Sau lễ dâng hương tại đền thờ Kinh Dương Vương-Lạc Long Quân-Âu Cơ, nghi thức rước kiệu từ Đền ra Lăng Kinh Dương Vương và từ Lăng trở lại Đền theo nghi lễ truyền thống. Trong đoàn rước gồm có các hoạt động như: múa lân, múa rồng, và điểm nhấn là rước kiệu Kinh Dương Vương-Lạc Long Quân-Âu Cơ, tổ chức tế lễ theo nghi thức cung đình và làm lễ Nguyên tiêu... 

nghi-le-hoi-kinh-duong-vuong.jpg

Nghi Lễ Hội Kinh Dương Vương 

  Đến nay, trên trục đường đê chính về Lăng Kinh Dương Vương và tại 2 xã Đình Tổ và Đại Đồng Thành, các cơ quan chức năng của huyện Thuận Thành đã phân làn đường, treo băng rôn, khẩu hiệu, chỉ dẫn tuyên truyền và hướng dẫn du khách. Ban Chỉ đạo lễ hội của huyện đã duyệt các phương án phòng, chống cháy nổ, bảo đảm an ninh trật tự. 

  Đội kiểm tra liên ngành tăng cường cùng xã Đại Đồng Thành rà soát lại các điểm kinh doanh và dịch vụ văn hóa, bảo đảm ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động tôn giáo trái phép, các hoạt động mê tín dị đoan, lưu hành văn hóa phẩm không lành mạnh. Phòng y tế đã triển khai công tác vệ sinh phòng dịch, bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng cường nhân lực và phương tiện chăm sóc sức khỏe nhân dân và khách thập phương về dự lễ hội. 

mung-le-hoi-kinh-duong-vuong.jpg

Mừng Lễ Hội Kinh Dương Vương 

   Lễ Hội Kinh Dương Vương nhằm nâng cao giá trị truyền thống lịch sử văn hóa và hướng tới hình thành tuyến du lịch gắn với các di tích lịch sử văn hóa tín ngưỡng ở Thuận Thành như: chùa Dâu, Thành cổ Luy Lâu, chùa Bút Tháp, với Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương; làng tranh Đông Hồ và nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Trung tâm lễ hội năm nay là Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân–Âu Cơ ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành. Tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình tu sửa, tái tạo di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương với tổng mức đầu tư hơn 47 tỷ đồng trên tổng diện tích hơn 30ha do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh làm chủ đầu tư. Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2008.